Năm 1986,íquyếtcủamẹNhậtđểconkhỏemạbàng quang bác sĩ Sagen Ishizuka khai sinh triết lý "shokuiku", kết hợp từ hai từ mang nghĩa "ăn" và "lớn", khuyến khích cha mẹ và trường học dạy cho trẻ em về nguồn gốc của các món ăn và cách chúng ảnh hưởng đến tâm trí, cơ thể.
Mô hình này là một phần không thể tách rời trong văn hóa Nhật Bản, phần nào giải thích vì trẻ em Nhật trong nhóm khỏe mạnh nhất thế giới. Theo UNICEF, trong số 41 quốc gia phát triển tại châu Âu và OECD, Nhật Bản là nước duy nhất có tỷ lệ trẻ thừa cân chưa tới 20%.
Yuko Tamura, tổng biên tập tờ Japonicađã chia sẻ những điều khác biệt mà cha mẹ Nhật làm để nuôi dạy những đứa trẻ ăn uống lành mạnh, hạnh phúc.
Áp dụng shokuiku từ sớm
Các bác sĩ Nhật thường khuyến khích các bà mẹ tương lai tuân thủ bữa ăn cân bằng có tên "ichiju-sansai", thường bao gồm một bát cơm và súp miso, kèm theo một món ăn protein và hai món rau (như rong biển hoặc nấm) để có đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu học về thói quen ăn uống lành mạnh. Năm 2005, chính phủ thông qua Đạo luật cơ bản về Shokuiku để quảng bá triết lý này. Một số trường mẫu giáo thậm chí cho trẻ em thu hoạch rau củ để dùng cho bữa trưa, còn ở trường tiểu học, học sinh tìm hiểu về những trang trại trồng rau, nuôi cá và thực phẩm khác.
Khuyến khích trẻ thảo luận về hộp bento
Hơn 95% trường tiểu học và trung học ở Nhật Bản có hệ thống ăn bán trú. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ lên kế hoạch cho bữa ăn và học sinh cũng tham gia vào quá trình phục vụ ăn trưa.
Dù vậy, những hộp cơm bento nhà làm vẫn đóng vai trò quan trọng trong quảng bá shokuiku. Giáo viên tại trường mầm non mà con gái của Yuko Tamura theo học thường hỏi học sinh về các món ăn trong hộp bento. Nó giúp cho bữa ăn trở nên thú vị hơn và trẻ có tự tin để thử các món mới. Chúng cũng được quyền bày tỏ không thích món ăn nào đó.
Lựa chọn cơm bento thay vì đồ ăn nhanh cũng giúp trẻ được tận hưởng các món rau quả theo mùa, tránh thực phẩm giàu chất béo và phụ gia. Các hộp cơm thường được làm từ nguyên liệu tươi, mua tại địa phương như cá tuyết nướng với ngô ngọt, ăn kèm súp và một hộp sữa.
Chế biến thực phẩm giàu chất dinh dưỡng theo mẻ
Theo Tamura, việc chuẩn bị dưa chua tự làm và trữ đông các loại rau củ, trái cây theo mẻ giúp việc nấu nướng hàng ngày đơn giản hơn nhiều. Khi con cô bắt đầu học mẫu giáo, Tamura gặp khó khăn với các quy tắc của trường như không mang đồ ăn nhẹ nhiều đường, chất béo như khoai tây chiên, bánh quy, hay chứa caffein.
Tuy nhiên, những mẹo nhỏ như chia nhỏ suất ăn để trữ đông bảo đảm cô có thể chuẩn bị bữa trưa giàu chất dinh dưỡng cho con ngay cả khi nhà hết thực phẩm tươi sống.
Uống trà, nước lọc thay nước ngọt
Tamura không cấm con uống nước trái cây hay sữa lắc, song ngay từ đầu, cô đã giới thiệu trà lúa mạch – loại trà giàu khoáng chất, không chứa caffein – cho con gái. Đây là lựa chọn phổ biến của người Nhật Bản ở mọi lứa tuổi và là thay thế tuyệt vời cho các loại trà có đường, đồ uống khác ở cửa hàng tiện lợi. Nó còn giảm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày.
Một cách khác mà Tamura áp dụng shokuiku ở nhà là cùng con gái làm sinh tố với trái cây tươi và sữa chua. Trong khi chế biến, hai mẹ con nói chuyện về trái cây, cách chúng lớn lên và nguồn gốc, xuất xứ. Những trải nghiệm như vậy sẽ giúp con mang theo thói quen ăn uống lành mạnh cho đến khi trưởng thành.
Huy Phương(Theo CNBC)