Mỗi chiếc bánh hoa mang dấu ấn của từng khách hàng
Cuối năm 2019,àngtraikhiếnchobánhkemphảinởvay vnd trong quá trình học làm bánh, anh Trọng Tín thấy thị trường đang có xu hướng chuộng dòng bánh kem được trang trí bằng hoa thật. Nhưng qua một lần ngộ độc khi ăn phải bánh kem có cắm hoa bị phun thuốc, anh nhận ra loại bánh kem này có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong một dịp tình cờ xem được clip làm hoa từ giấy gạo ở Hà Lan và anh Tín bắt đầu có sự hứng thú với bộ môn nghệ thuật này, rồi quyết định đi học chuyên nghiệp. Trải qua thời gian mày mò cộng với đam mê sáng tạo không ngừng, những bông hoa giấy gạo kỳ công và tỉ mỉ ra đời.
“Để làm hoa giấy gạo, tôi phải mua hoa thật về sau đó tách ra từng cánh rồi vẽ lại trên giấy, sau đó tô màu gân sợi rồi bắt đầu tạo hình từng cánh hoa bằng tay để hoa có sự bay bổng một cách tự nhiên. Cuối cùng là công đoạn kết dính các cánh hoa đòi hỏi phải thật tỉ mỉ để hoa không chỉ đẹp về mặt thị giác mà còn kết nối cảm xúc đến người xem”, anh cho hay.
Anh Tín cũng cho biết nguyên liệu chính của hoa giấy gạo là loại giấy làm từ bột gạo nên hoàn toàn có thể ăn được, giống giấy gói kẹo dừa. Để làm 1 bông hoa có thể cần đến 20 tờ giấy gạo và loại giấy này mọi người có thể dễ dàng mua được trên các sàn thương mại điện tử.
Để tập luyện hiệu quả, mỗi tối anh Tín luôn dành đều đặn 2 giờ đồng hồ để làm hoa, tùy vào độ khó và cảm hứng sáng tạo mà thời gian để hoàn thành có thể kéo dài từ 1 đến 4 ngày.
Trung bình mỗi bông hoa sẽ có trên 100 cánh và có thể sử dụng hơn 20 tờ giấy gạo khổ A4 để làm 1 bông hoa. Đến nay, anh Tín có thể làm ra hơn chục loại hoa khác nhau, như: mao lương, cẩm tú cầu, mẫu đơn, tử đinh hương, tulip… và khi kết hợp cùng bánh kem sẽ có giá dao động từ 5 - 8 triệu đồng.
“Tôi muốn mọi người cảm nhận được công sức và tình cảm của mình đặt để vào từng chiếc bánh hoa. Vì muốn mỗi chiếc bánh của mình làm ra mang dấu ấn của từng khách hàng nên tôi thường dành tối thiểu 1 tuần để tìm hiểu về khách. Đã từng có khách yêu cầu làm chiếc bánh rất đắt tiền nhưng thời gian chỉ trong 1 ngày nên tôi từ chối, vì tôi muốn thật sự dành tâm sức và sự đầu tư tỉ mỉ cho từng tác phẩm”, anh Tín tâm sự.
Truyền tải đam mê đến giới trẻ
“Lúc trước, tôi thường cảm thấy loay hoay vì công việc đang làm cứ luẩn quẩn ngày qua ngày. Nhưng khi học bộ môn này, tôi học được tính nhẫn nại, sự tập trung và cảm nhận được bên trong chính bản thân mình một cách sâu sắc hơn. Từ đó, chính công việc văn phòng hiện tại của tôi cũng mang được nhiều năng lượng và đầy cảm hứng hơn trước”, anh Tín chia sẻ.
Ngoài ra, anh Tín hiện đang giảng dạy về hoa giấy gạo để truyền lửa cho các bạn trẻ đang loay hoay trên hành trình đi tìm đam mê cho bản thân, đồng thời mong muốn bộ môn này có thể phổ biến tại Việt Nam.
“Một khách hàng từ Hà Lan sau khi nhận bánh hoa của tôi đã chia sẻ rằng ở nhiều nước châu Âu khi làm hoa giấy gạo thường cho vào dây chuyền sản xuất công nghiệp nên hoa rất khuôn mẫu, cứng nhắc chứ không được mềm mại như làm thủ công. Chính vì vậy, tôi rất tự hào về những đôi bàn tay khéo léo của người Việt Nam, cũng như muốn nâng tầm giá trị hoa giấy gạo nói riêng và bộ môn tạo hình nghệ thuật trên bánh kem nói chung đến với giới trẻ”, anh Tín bày tỏ.
Mỗi lớp học của anh Tín thường dao động khoảng 5-10 học viên với đầy đủ mọi lứa tuổi. Là học viên đặc biệt của lớp anh Tín, MC Hoàng Oanh bày tỏ: “Tôi chưa từng biết về loại hoa giấy gạo nên khi tìm thấy lớp của anh Tín, tôi rất tò mò và muốn tham gia học. Cách dạy của anh rất điềm đạm và hướng dẫn học viên tận tình, tôi chỉ tham gia học trong 3 ngày nhưng đã có thể làm được những đóa hoa rất đẹp”.
Chia sẻ kinh nghiệm đến với người trẻ, chàng trai khiến cho bánh kem cũng phải "nở hoa", cho biết: “Khi theo đuổi bộ môn này, hãy cho phép mình được thử những điều mới, những điều sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ bản thân. Hãy thể hiện phong cách cá nhân của chính mình và không cần phải sao chép bất cứ ai cả, từ đó mỗi bông hoa sẽ cất lên tiếng nói cảm xúc và sự sáng tạo của người làm ra nó”.